Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).
Tình trạng tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ tuổi do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt.
* Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đi tiểu đau rát là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI). Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh) bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Tình trạng viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau khi đi tiểu.
Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nhiều nguy cơ nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Những người đang mang thai hoặc mãn kinh thường bị xáo trộn các tuyến nội tiết cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
* Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
* Viêm tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng đặc thù của nam giới. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau tức vùng bụng dưới, khám hậu môn ghi nhận tuyến tiền liệt căng đau nhiều.
* Viêm bàng quang
Một nguyên nhân khác gây ra tiểu buốt là viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Các triệu chứng này còn bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu.
Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của đường tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang do bức xạ.
* Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo thường là do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
* Viêm mào tinh hoàn
Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.
* Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do nguyên nhân vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung… gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.
* Tắc nghẽn niệu quản
Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…
* Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến cho dòng nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.
Hiện tượng đi tiểu buốt có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, do đó người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Những người bị tiểu buốt thường cảm thấy vô cùng khó chịu mỗi khi đi tiểu. Thêm vào đó, tình trạng này còn có thể suy giảm sức khỏe sinh lý ở vùng kín, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, e ngại với bạn tình, dẫn tới ngại quan hệ tình dục. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng và gây sứt mẻ tình cảm.
Bệnh lý nào cũng vậy, chữa trị càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Đối với tình trạng tiểu buốt thì cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới áp dụng được biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm đường tiết niệu: Phương pháp hiệu quả và hiện đại
Viêm đường tiết niệu thường được điều trị bằng thuốc chuyên khoa nhằm kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Giai đoạn cấp tính: Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh trong 5-7 ngày.
Giai đoạn mạn tính: Nếu bệnh nhân kháng thuốc hoặc có các triệu chứng viêm nhiễm kèm theo, cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn phác đồ phù hợp.
Trường hợp nặng: Khi xuất hiện sốt cao, lạnh run, bệnh nhân cần nhập viện điều trị tích cực.
Viêm tái phát nhiều lần: Nếu có dị dạng đường niệu hoặc đặt ống tiểu, cần nuôi cấy vi khuẩn để tìm kháng sinh đặc hiệu.
- Công nghệ tiêu viêm ngoài da NE-9100D
Hiện nay, công nghệ NE-9100D được đánh giá cao trong điều trị viêm đường tiết niệu nhờ khả năng khu trú chính xác vùng viêm nhiễm. Phương pháp này giúp:
✔ Giảm viêm 50% ngay sau lần đầu điều trị.
✔ Tiêu viêm sâu, tăng sinh tế bào giúp hồi phục nhanh tổn thương.
✔ Cải thiện lưu thông máu, giảm sưng nề, hạn chế tụ máu.
- Kết hợp y học cổ truyền tăng cường miễn dịch
Để ngăn ngừa tái phát, bác sĩ còn kết hợp các bài thuốc y học cổ truyền giúp:
✅ Thanh nhiệt, giải độc.
✅ Tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu.
✅ Phục hồi sức khỏe toàn diện.
Sự kết hợp giữa phương pháp hiện đại và y học cổ truyền mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng:1900633598 - 0346335988 để được tư vấn và thăm khám một cách nhanh chóng và kịp thời, giúp bạn tối thiểu hóa mức độ nghiêm trọng của bệnh và tối ưu hoá hiệu quả điều trị.
Địa chỉ phòng khám: Số 59 Đoàn Thị Điểm, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Linh hoạt giờ khám chữa bệnh từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần, người bệnh có thể chọn lựa khung giờ khám phù hợp với bản thân
Phòng khám được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đảm bảo hiệu quả điều trị luôn cao nhất, hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.